slide image slide image slide image slide image

Cơ sở ép keo Trường Thọ

ĐC: 200/15 đường Gò Dầu, P Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp HCM

Nhận gia công ép keo giấy hột, ép keo mùng xoa lụa, keo con ngựa làm đầm váy cao cấp, ép keo vải trong ngành may mặc, mũ nón, ép vải khẩu trang, ép tất cả các loại vải thun, kate, phi bóng, kaki... khổ từ 1m-1m70. Cung cấp các loại keo giấy hột, keo vải, keo mùng. Với kinh nghiệm lâu năm và máy móc hiện đại, chúng tôi cho ra các sản phẩm ép keo láng mịn, không bị nhăn, xếp li. Đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Liên hệ: 0766779909 Mr Thọ.

Chế tạo sợi vải từ da, xương... động vật? Bằng cách nào vậy?

Các sản phẩm dệt may làm từ phụ phẩm động vật được cho là cao cấp tương đương sản phẩm làm từ sợi cashmere và sợi chỉ được so sánh với len merino. Nếu có thể đưa từ phòng thí nghiệm vào thực tế, điều này sẽ giúp giảm khối lượng rác thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm từ quá trình sản xuất các loại vải tổng hợp như polyester và nylon, những chất liệu có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch.

Philipp R. Stoessel, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm vật liệu chức năng (FML) của giáo sư Wendelin J. Stark, tại Zurich, Thụy Sĩ đã thành công khi chuyển hóa rác thải sinh học thành sợi có thành phần cơ bản là gelatin, theo bài viết được xuất bản gần đây của tạp chí Biomacromolecules.

Phải, chúng ta đang nói về gelatin, nguyên liệu sinh học được làm từ collagen có trong da, xương và gân của bò, cừu và lợn. Đây cũng là thành phần chính trong món thạch Jell-O kể từ năm 1897 (và các món tráng miệng khác), bây giờ được chế tạo thành sợi, nhờ có Stoessel. Phát minh do anh và nhóm nghiên cứu của FML hợp tác với phòng thí nghiệm Advanced Fibers tại EMPA (Viện công nghệ và khoa học vật liệu) tại Dubendorf, Thụy Sĩ.

Từ thịt đến bao tay

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nhóm đã phát hiện ra khi một dung môi hữu cơ, trong trường hợp này là isopropyl, được thêm vào một dung dịch nóng gồm nước đã khử ion và gelatin trong thịt lợn (một dung dịch gel chứa nước), protein sẽ có phản ứng thú vị: kết tủa và lắng xuống đáy cốc. Dùng một ống pipet có thể kéo hỗn hợp này thành một sợi dài và mỏng.

Để bắt đầu chế tạo sợi, họ lấy gelatin từ dưới đáy của thùng chứa, sau đó sử dụng vòi phun tia ép thành các sợi riêng rẽ trên một ống cuộn bọc Teflon ngập trong dung dịch ethanol, điều này giúp ngăn các sợi dính vào nhau và làm gelatin cứng lại.

Với một máy quay sợi chuyên dụng, các nhà nghiên cứu đã sản xuất đến 200 mét sợi sau mỗi 60 giây. Nếu làm bằng tay, họ cuộn đến 1.000 sợi chỉ có độ dày bằng một nửa sợi tóc thành một cuộn chỉ. Sau đó, bạn chỉ việc dệt thôi.

 

Theo các nhà nghiên cứu, có một sự khác biệt về thị giác và xúc giác giữa len và sợi gelatin. Trong khi len tạo cảm giác ngứa và thô ráp khi chạm vào, một đôi găng tay được dệt bằng sợi gelatin tạo cảm giác mềm mịn và có độ bóng dễ nhận ra, điểm này không có trên găng tay len.

Một điểm hạn chế của các "sợi từ lò mổ": Sợi gelatin thường tan trong nước, một đặc tính không được mong đợi nếu dùng cho quần áo. Để đạt được khả năng kháng nước như len, nhóm nghiên cứu đã xử lý sợi bằng nhựa epoxy, sau đó tiếp tục dùng formaldehyde để tăng độ bền và độ chắc, đồng thời giảm tính hấp thụ. Họ cũng sử dụng lanolin (một loại mỡ cừu) để sợi được mềm. Stoessel đang lên kế hoạch cho những nghiên cứu tiếp theo để tăng tính chịu nước của sợi gelatin cho đến khi kết thúc chương trình tiến sĩ của mình.

Các phản ứng trái chiều

Suzanna Bibens, một y tá, mẹ của bốn đứa con và là người yêu thích việc đan lát len và sợi cotton cho biết: "Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tuyệt vời. Giảm rác thải, bao gồm cả rác thải của động vật, là việc làm hữu ích. Trên thực tế, tôi có thể sẽ cần cảm nhận và ngửi mùi của các cuộn chỉ hay sợi vải để quyết định xem có nên mua hay không".

Tuy nhiên, Nancie Meng, một người may vá lâu năm và bà của ba đứa cháu lại cho rằng không nên.

"Rác thải, nghe thật kinh khủng", Meng nói.

Stoessel và các đồng nghiệp của mình là Robert N. Grass và Wendelin Jan Stark được công nhận là nhà sáng chế cho phát minh về quá trình xử lý quay và ép sợi, tạo ra những sợi gelatin riêng rẽ sau khi bằng sáng chế được gửi nộp năm 2014.              

Copyright © 2017 COSOEPKEOTRUONGTHO. All rights reserved. Design by NiNa Co.,Ltd
Đang online: 2 | Tổng truy cập: 115946